Searching...
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nutrilite Sắt và Axit Folic


592400_b

Sắt trong cơ thể có nhiều nhất ở trong máu. Sắt là thành phần chính tạo nên Hemoglobin và các hồng cầu với vai trò vận chuyển ôxy và các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nếu máu đến không đủ thì dinh dưỡng và oxy sẽ không đủ, các bộ phận sẽ làm việc kém đi, đặc biệt là bộ não dùng rất nhiều chất dinh dưỡng và dưỡng khí (oxy) để làm việc như suy nghĩ, học hành, điều khiển các bộ phận khác của cơ thể, v.v..
Sở dĩ máu chuyên chở được oxy là nhờ những hồng cầu có dạng hình dĩa, tương tự như những chiếc thuyền chở oxy và dinh dưỡng xuôi ngược trong dòng máu của chúng ta để phân phối khắp nơi trong cơ thể. Cơ thể cần phải có sắt thì mới tạo nên được các hồng cầu đó. Nếu thiếu sắt, các hồng cầu đó sẽ bé nhỏ hơn bình thường, nhợt nhạt hơn bình thường và chuyên chở oxy và dinh dưỡng kém hơn, số lượng hồng cầu cũng sẽ kém đi: lúc đó ta thường gọi bệnh nhân bị "thiếu máu".
Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt
Giảm sức đề kháng dẫn đến dễ nhiễm trùng.
Phụ nữ có thai: sẩy thai liên tục, đẻ non, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra có cân nặng thấp, nguy cơ băng huyết sau khi sanh, nguy cơ tử vong ở mẹ và trẻ, trẻ nhẹ cân thiếu máu dễ nhiễm trùng
Trẻ em kém phát triển thể chất tâm thần, năng suất học giảm, năng lực vận động giảm.
Người lớn thiếu máu sẽ có cảm giác mệt mỏi, phát triển tinh thần chậm, mất khả năng tập trung, giảm khả năng lao động và làm việc kéo dài.
Nguyên nhân thiếu máu
Thiếu máu do mất máu xảy ra trong các bệnh lý viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, trĩ, nhiễm giun móc, sốt rét, sốt xuất huyết, ung thư, HIV …
Thiếu máu thường xảy ra đối với phụ nữ do bị mất máu khi hành kinh, khi đẻ. Trong kỳ kinh, ước tính trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất xấp xỉ 18mg sắt do một lượng lớn hồng cầu bị “thất thoát”.
Thiếu máu do hấp thu sắt từ thực phẩm kém xảy ra trong trường hợp sau phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống chưa hợp lý, có chất ức chế hấp thu sắt trong bữa ăn.
Thiếu máu do nhu cầu sắt tăng cao và thường xảy ra với các đối tượng: trẻ nhỏ, trẻ sanh non, trẻ lứa tuổi học đường, phụ nữ, vận động viên, người ăn chay.
Nhu cầu sắt
-       Nữ 13 – 15 tuổi: 20 mg/ngày
-       Nữ 16 – 18 tuổi: 24 mg/ngày
-       Phụ nữ mang thai: 60 mg/ngày
-       Nam giới: 11 mg/ngày
Nên làm gì để ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như các lọai thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm), gan và các loại rau lá xanh (bông cải xanh, rau ngót, rau muống), các lọai quả thuộc họ đậu, hoa quả sấy khô, lòng đỏ trứng và ngũ cốc.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Hạn chế các chất ức chế hấp thu sắt như café, chất Tanin trong trà, canxi …
- Thay đổi thói quen ăn uống. Ăn rau và trái cây cùng bữa ăn chính, uống trà xa bữa ăn chính, uống sữa thành bữa riêng biệt.
- Dùng thực phẩm bổ sung chất sắt. Nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Thiếu máu do thiếu Axit folic
Axit folic là một loại vitamin B. Axit folic cùng với vitamin B12, vitamin C và chất đạm từ thực phẩm giúp cơ thể tạo nên một tế bào mới và giúp cho sự phân chia tế bào. Axit folic là chất bắt buộc phải có để hình thành tế bào và giúp tế bào hoạt động, nhất là các tế bào máu.
Thiếu hụt axit folic có thể khiến cơ thể chậm phát triển, gây nhạt màu tóc, sưng lưỡi, lở miệng và có thể dẫn tới một số dấu hiệu thiếu máu.
Ở phụ nữ khi thiếu axit folic có thể khó thụ thai, thiếu máu, thiếu hồng cầu có chất lượng, suy kiệt cơ thể.
Ở phụ nữ mang thai khi thiếu axit folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, nhau bong non, tăng huyết áp, thai bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong tăng, thai bị dị tật, hội chứng Down, sứt môi, hở vòm hầu, dị tật tim, dị tật đường tiểu, thai vô sọ, thoát vị não.
Nhu cầu trung bình axit folic 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai (cần 400mcg/ngày) để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung; cho tổng hợp nhân tế bào AND, ARN và protein (đạm); hình thành nhau thai; số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; tăng trưởng của bào thai.
Để ngăn ngừa thiếu Axit Folic nên chọn lựa các thực phẩm giàu folac: gan động vật (bò, gà, lợn), rau có lá màu xanh thẫm, xúp lơ xanh, cải làn; các lọai hạt như đậu tương, đậu đỏ, đậu đen và các lọai hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. ...
Phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú cần tăng cường axit folic để bảo đảm cung cấp đủ 400mcg/ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.

Thực phẩm bổ sung Sắt và Axit Folic Nutrilite

Cung cấp sắt hữu cơ, Folat, bột đông khô rau Bina và axit folic. Mỗi viên chứa 10mg sắt và  226mcg axit folic.
Phụ nữ cần bổ sung 20 mg chất sắt mỗi ngày, với nam giới cần 10 mg chất sắt mỗi ngày.
Đối với phụ nữ có thai: bổ sung 3 viên Nutrilite Sắt & axít Folic hàng ngày ngay khi phát hiện có thai đến sau đẻ 1 tháng
Đối với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi): cho uống 3 viên/tuần trong 16 tuần liên tục trong 1 năm
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt uống 2 viên sắt & Axit Folic/ngày trong 10 ngày liên tục ngay khi bắt đầu kỳ kinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!